Làm thế nào để học tiếng Anh hiệu quả luôn là niềm khao khát và ước mơ của nhiều người. Nhân đây mình chia sẽ cách học tiếng Anh hiệu quả qua bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết và ba kỹ năng nữa làm nền tảng cho bốn kỹ năng kia:hệ thống âm của tiếng Anh, ngữ pháp, và dịch thuật đòi hỏi chúng ta phải học kỹ và nắm vững.
Nghe và nói tiếng Anh hiệu quả: hai kỹ năng này được ghép chung nhau, vì muốn nói đúng và hay thì phải nghe được. Nói đúng giúp nghe dễ dàng. Căn bản cho hai kỹ năng này là hệ thống gồm 20nguyên âm, và 24 phụ âm. Cần lưu ý và phân biệt những âm khó ( vì tiếng Việt không có). Bạn cần phân biệt các âm hữu thanh và vô thanh, cách đọc phụ âm cuối: s, es, ed. Tiếng Việt là tiếng độc ,âm mỗi từ là mỗi âm, không có trọng âm như tiếng Anh đa âm, có âm nhấn, âm không nhấn; có từ đọc mạnh, có từ đọc nhẹ, ví dụ conversation ( nhấn âm ba), to school (nhấn school, không nhấn nghĩa là đọc nhẹ nhanh ” to” ).
- Cách đọc nối, phụ âm cuối của từ đi trước nối với nguyên âm của từ của từ đi sau,
ví dụ an→orange, his→uncle. Điều này có thể gây nhầm lẫn khi nghe, ví dụ
He’s→a doctor ( “a gần như không nghe), as soon→as possible ( gần như chỉ nghe hai
âm tiết /su:n – pos/, as a matter of fact ( gần như chỉ nghe hai âm tiết /mæt fækt)…
- Cách đọc theo nhóm, ví dụ: I’m going to tell you a story about the young girl.
Nguyên tắc ở đây là có loại từ vì chuyển tải thông tin nên được nhấn mạnh, đó là :
nouns, verbs, adjectives, adverbs, numeral, negatives, possessive pronouns
có loại từ mang tính cấu trúc, chức năng không có thông tin quan trọng nên không được
nhấn, chỉ đọc/nói nhanh và nhẹ, đó là: articles, conjunctions, prepositions, auxiliary
verbs, relative pronouns, pronoun-objects.
- Cao cấp hơn có một số quá trình ngôn ngữ như đồng hoá cũng cần lưu ý để khi nghe
khỏi ngỡ ngàng, ví dụ: letter có thể được nghe ra là leder, spaship, bank được nghe là
bangk, think là thingk…..
- Để luyện kỹ năng nói thì tập nói và diễn đạt các mẫu đối thoại là hay nhất.
Đây là một dạng kịch ngắn, và nhớ là phải diễn chứ không nói mà thôi.
“I’m happy to know you” thì nét mặt phải vui tươi hay “I’m sorry to hear that”
thì nét mặt phải nghiêm chỉnh chứ không thể toe toét cười! Tập cảm nhận ngôn ngữ.
Ngôn ngữ không chỉ là lời nói mà còn
cảm nhận và hành vi nữa.
Qua phần trình bày rất sơ lược trên, chúng ta thấy rõ rằng nếu không nắm được những
điều quá độc đáo trên về tiếng Anh thì không cách nào nghe cho ra và nói cho được
tiếng Anh một cách có hiệu quả.
Đọc và viết tiếng Anh hiệu quả: hai kỹ năng kế tiếp cũng được học chung với nhau
bởi lẽ phần căn bản cho hai kỹ năng này giống nhau; muốn viết được thì phải hiểu được một
cách cặn kẽ những bài đọc do người bản ngữ viết ra, phải phân tích được các từ cùng chức năng
của từ trong câu, vị trí của những từ này. Cơ bản cho hai kỹ năng này là:
- Học từ ngữ ( vocabulary) học theo 4 tiêu chuẩn: cách viết, phát âm, cách đọc, nghĩa, và
cách dùng. Sở dĩ phải học theo tiêu chuẩn này vì tiếng Anh vay mượn từ rất nhiều từ các
ngôn ngữ khác nên gần như không có nguyên tắc thống nhất cho cách viết và đọc. Ví dụ
believe ( đọc i:) receive (i:) break (ei), speak (i:), lead (e) ( nghĩa là chì) lead (i:)
(nghĩa là dẫn dắt, lãnh đạo). Về nghĩa và cách dùng thì một từ có rất nhiều nghĩa và
rất nhiều cách dùng khác nhau, không tìm hiểu kỹ thì sẽ lẫn lộn nghĩa và cách dùng.
Ví dụ unqualified to give an answer ( không đủ khả năng), unqualified success
( complete: hoàn toàn, đầy đủ); anxious about about sb’s health ( lo cho sức khoẻ)
anxious to meet sb ( rất mong gặp) an anxious business ( chuyện gây lo lắng).
-Affixes gồm prefixes ( tiếp đầu ngữ- thêm vào phía trước của từ) và suffixes
( tiếp vĩ ngữ- thêm vào phía sau từ) là những phần cần phải biết để biết nhiều từ
hơn, ví dụ: expensive ( đắt) ≠ inexpensive (rẻ), polite ( lịch sự)≠ impolite ( không lịch
sự), satisfy (làm thoả mãn)≠ dissatisfy (làm bất mãn), beauty (sắc đẹp)→beautiful
(đẹp)…
-Cách thành lập danh từ ghép, tính từ ghép, như summer resort hotel ( dịch ngược
lại: khách sạn nghĩ mát mùa hè), hair-raising story ( chuyện kinh dị nghe gợn tóc gáy/
nổi da gà)
- Học các từ có liên quan với nhau, ví dụ: newspape, magazine, journal, newsletter…
( những từ thuộc họ báo chí)
- Học Ngữ Pháp hiệu quả: đây là môn bắt buộc phải học kỹ. Không thể nào bỏ qua như nhiều người
lầm tưởng. Ngữ pháp phải được học có hệ thống chứ không học từng mảng một được
Học so sánh, đối chiếu rất quan trọng. vấn đề luôn được trình bày theo trình tự sau:
Tổng quan về vấn đề cần học, chi tiết của từng phần, từng mảng riêng biệt, ghép
các chi tiết trở lại để thấy sự liên hệ trong cách hiểu và cách dùng. Riêng về thì
chúng ta nên đối chiếu với tiếng Việt. Tiếng Việt chúng ta gần như chỉ có một thì (!)
- Syntax- phân tích câu là phần ngữ pháp cao cấp: phải được nghiên cứu
kỹ trước khi học viết. Không phân tích được câu, không biết có bao nhiêu yếu tố
trong câu thì làm sao viết được câu. Việc đối chiếu ở đây quá cần thiết, và nó
giúp cho kỹ năng cao cấp là dịch thuật rất nhiều.
Ví dụ: The Browns name their new baby Jennifer ( ông bà Brown đặt tên cho cháu bé mới sinh là Jennifer. Baby là object, Jennifer là complement. Giữa object và complemen không có một chức
năng (từ) nào cả- khác với tiếng Việt. Học syntax để biết các chức năng và vị trí
của từ trong câu. Những từ bổ nghĩa cho từ khác đứng ở đâu, trước hay sau từ được
bổ nghĩa. Tiếp theo chúng ta học các mẫu câu để viết cho đúng cách diễn tả của người
Anh. Đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Anh là điều cần thiết khi ta bàn đến kỹ năng dịch
thuật. Dịch thuật là kỹ năng cao cấp nhất trong việc học một ngoại ngữ, nó là tổng hợp
của mọi kỹ năng về ngôn ngữ mà người học xem như đã biết để chuẩn bị cho kỹ năng này.
Ngôn ngữ thật ra là một phản ảnh của văn hoá, nên các lối diễn đạt trong một ngôn ngữ
không thể nào giống với những diễn đạt cùng ý trong một ngôn ngữ khác. Nếu người Việt
chúng ta mà nói “chào buổi sáng”, ” chào buổi tối” thì nghe kỳ cục hết sức, bởi lẽ người
Việt Nam trong những tình huống không nói như thế. “Thôi, chào! hay Đi nghe” mới nghe
tiếng Việt. Chúng ta học tiếng Anh chứ không học nói, viết tiếng Việt theo lối nói, viết
của người Anh. Thậm chí có người viết tên mình mà không bỏ dấu! Học tiếng Anh chưa
đến đâu mà đã quên tiếng Việt, và ngược lại. Vậy khi muốn diễn đạt một điểu gì thì
đừng nói / viết tiếng Anh theo cách suy nghĩ và diễn đạt của người Việt chúng ta, ,
mà phải tìm cách diễn đạt ý đó trong tiếng Anh, của người Anh.
Ví dụ : tiếng Việt nói ” cho tôi xem”→”give me see” không đúng .
Tiếng Anh là “Let me See” or ” show me”
Tiếng Việt nói ‘anh nói em nghe” ( I say you hear-không đúng) tiếng Anh là “I tell you
something” hay” listen to me”. Vì thế cách học phải chủ động nghĩa là người học
không được lười mà phải suy nghĩ, tìm hiểu, so sánh, phân tích luôn luôn. Ông bà chúng ta
bảo học-hỏi là thế đấy, hỏi chính mình (suy nghĩ), hỏi bạn, và hỏi thầy- và khi biết được rõ
ràng rồi thì đem ra ứng dụng, thực tập ngay, ông bà mình bảo là học-hành đấy. Thái độ
nghiêm túc , học là đến tận gốc, đừng quá dễ dãi bỏ nửa chừng, chỉ biết hời hợt thôi.
Biết hời hợt cũng như không biết gì. Sau tất cả những quan niệm, ý thức và thái độ đúng đắn
đó rồi, người học nên tìm cách đấy để làm cho việc học, bài học hoá ra hấp dẫn, nghe đài
xem phim, đọc chuyện, tập hát, kể chuyện, đóng kịch, chơi trò chơi…là những thực hành
sống động và hấp dẫn, người xem là kẻ phê bình, góp ý và giúp học viên tiến bộ. Những
sinh hoạt có sẳn trong thành phố mà học viên có thể tham gia là câu lạc bộ tiếng Anh
, những buổi tập hát bằng tiếng Anh, những buổi nói chuyện chuyên đề về cách học tiếng
nước ngoài…Nhưng nói cho cùng quan trọng nhất vẫn là tinh thần học tập của
của học viên: học hỏi, thực hành, và dạn dĩ, luôn tìm cơ hội để nói, để ứng phó kịp thời.
Tóm lại, sự thành công của một cá nhân là do chính mình “thiết kế” và
thực hiện, chứ không thể do một ai khác, kể cả những thầy cô mà mình có thể cho là giỏi
nhất. Chúc các bạn thành công trong học tiếng Anh.
Đỗ Thị Thuý Nga
|